Thần Đèn Út Thanh
Thêm Một Ông Thần Đèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ( kỳ 2)
Di dời nhà tường – bước ngoặc mới
Những năm 1998-2000, anh chỉ dời nhà tường cấp 4. sau đó anh xin giấy phép thành lập Doanh Nghiệp Tư Nhân. Phải mất 2 tháng ngành chức năng mới dám cấp phép cho anh. Chúng tôi hỏi “Sao lạ vậy?” Anh cười. “Họ thấy công việc gì kỳ quá! Hổng biết có làm được không? Và họ phải đến tận nơi tôi làm điều tra kỹ mới dám cấp phép”. Từ khi khởi nghiệp đến nay anh dời được bao nhiêu căn nhà rồi? Chúng tôi hỏi, anh nói “Làm sao mà nhớ hết”, tôi kể cho các anh nghe một vài trường hợp tiêu biểu thôi. Tai Châu Đốc tôi dời miếu Bảy Bà, miếu này có tuổi thọ khoảng 200 năm, ngang 16 dài 40m, xây bằng ô dước với vôi không có bê tông cốt thép, rồi miếu Bà Thiên Hậu. Tại Tiền Giang dời nhà 2 tầng của chủ cửa hàng xe gắng máy Minh Phát ngang 10 dài 18m. biệt thự của giám đốc công ty TNHH Việt Hưng. Tại Sa Đéc dời nhà của ông Nguyễn Công Quốc ngang 10 dài 20m quay 900 , dời đi xa 50m. tôi vừa làm xong 2 căn ở Long Hải và Tp Vùng Tàu
Khi chúng tôi tình cờ đi ngang nhà thuốc Đức An sáng 11/9, thấy người xem đông, chúng tôi vào xem mới biết người ta đang xem Út Thanh dời nhà. Đó là nhà của anh Nguyễn Văn Sáu. Căn nhà này mặt tiền đường Phó Cơ Điều, hoạt động đang rất tốt nhưng do Quốc Lộ 53 mở rộng. Với trọng lượng căn nhà khoảng 200 tấn, giá trị căn nhà hiện khoảng 300 triệu, Út Thanh nhận hợp đồng chỉ bắng ¼ giá trị, thi công trong 15 ngày với thời gian bảo hành 12 tháng.
Chúng tôi hỏi Út Thanh: “Cái khó nhất trong việc di dời nhà là công đoạn nào?”. Phải biết kết cấu căn nhà một cách chính xác để xem đà kiềng chịu lực như thế nào mà có gia cố hợp lý, nếu đánh giá sai là hỏng cả công trình, công đoạn khó nhất là cắt móng, phải gia cố hết sức cẩn thận để không xảy ra bất kỳ một dao đông nào, anh nói. Vậy còn nhà cổ không có đà kiềng. không có cột bê tông cốt thép gì hết thì sao?, chúng tôi hỏi tiếp. Anh trả lời “phải đào xuống bên dưới, xây hệ thống đà đỡ, gia cố cột, xuyên, tạo cột giả sao cho móng mới, cột giả thành một khối kết cấu bền vững, không cho phép một rung động nào xảy ra trong quá trình thi công, phải chính xác đến từng cm”. Anh lại dẫn chúng tôi xem từng công đoạn tỉ mỉ, chúng tôi mới hiểu ra một điều kỳ lạ. công trình nằm trên giá đỡ, phía dưới là những con lăn, không có một tác động nào lên công trình, con lăn được điều khiển bởi hệ thống pa-lăng và đội kích đẩy từ phía sau. Từng li từng li một như kim giờ của một đồng hồ. mỗi giờ công trình di chuyển được…một mét .
Chúng tôi hỏi về một câu hỏi có phần không tế nhị cho lắm, với trình độ lớp 6 trường làng thì làm sao anh tính được kết cấu công trình đối với những căn nhà ở thành phố lớn như TP HCM và Vũng Tàu. Út Thanh cười và nói, “Hỏi đúng quá”, có kỹ sư bên cạnh tôi, cách sử lý từng căn nhà khác nhau là sở trường của tôi. Có căn thì xoay, căn thì lùi, căn thì tiến, qua kênh qua mương, căn có đà, căn không đà, đều là chuyện bình thường. Tôi nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm để làm
Theo Báo Vĩnh Long
Xã Hội – số 1285